Giỏ hàng

3 Cách Đơn Giản Nhận Biết Bát Đĩa Nhiễm Độc Chì

Tại hại của Bát đĩa nhiễm chì tới sức khoẻ người dùng

Có thể nói Người Việt Nam có tỷ lệ nhiễm chì cao trong cơ thể, một phần do sử dụng nguồn nước không đảm bảo, rồi không khí ô nhiễm và một phần do còn người trực tiếp đưa vào cơ thể thông qua các vật dụng ăn uống hàng ngày như Bát đĩa, thìa, cốc, đũa…

Bat-dia-nha-hang

Bát đĩa nhiễm độc chì ảnh hương nghiêm trọng đến sức khỏe của người dùng

Theo các chuyên gia sức khoẻ, chì nếu tích tụ trong cơ thể có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ như mất màu, ảnh hưởng hệ thần kinh, xương, thân, tuỷ…lâu dài có thể dẫn tới tử vong. Thế nhưng, để cắt giảm chi phí, tiết kiệm thời gian trong quá trình nung Bát đĩa sứ, các sản phẩm gốm sứ và để chúng có hoa văn đẹp mắt nhiều nhà sản xuất đã cho thêm chì vào trong quá trình sản xuất và nung Bát đĩa sứ.  nhiều người vẫn bất chấp buôn bán ra thị trường các sản phẩm Bát đãi bị nhiềm chì nặng để trục lợi. Theo thống kê của cục Quản lý Chất lượng Sản phẩm (Bộ Khoa học và Công nghệ) trên thị trường hiện có tới 80% sản phẩm Bát đĩa, cốc, bình nước uống...bằng gốm sứ, thủy tinh, pha lê có nguồn gốc xuất sứ từ Trung Quốc. Tuy nhiên, các sản phẩm này lại được gắn nhãn mác xuất xứ tại các nước Châu Âu như: Đức, Pháp, Ý...với giá bán cao ngất ngưởng. Đặc biệt, là các sản phẩm này thường có hàm lượng chì vượt mức quy định, có khả năng gây nguy cơ nhiễm độc cao cho người tiêu dùng. Vì thế bạn hãy biết cách để nhận biết những bát đĩa có hàm lượng chì vượt quá mức cho phép, để bảo vệ sức khoẻ cảu bản thân và những người thân yêu nhé!

3 cách nhận biết bát đĩa bị nhiễm chì cao

Cách thứ nhất: Dùng giấm nhận biết Bát đĩa nhiễm chì cao

Bạn sử dụng một lượng giấm vừa phải vào trong Bát đĩa cần thử. Nếu bát hay đĩa sứ trắng ra hoặc giấm đổi màu thì chắc chắn Bát đĩa đã bị nhiễm tạp chất.

Cách thứ hai: Kiểm tra Bát đĩa sứ nhiễm chì bằng nước

Bạn đổ một ít nước vào chỗ không tráng men của bát, cốc, đĩa (có thể là phần đáy bát). Nếu thấy bát đĩa hay cốc đó hút nước nhanh tức là xương bát nung không đủ nhiệt. Với các loại đồ gốm sứ tráng men thủ công nếu nung ở nhiệt độ thấp cũng có thể gây nhiễm độc chì cho người dùng. Vì thông thường, gốm phải nung ở nhiệt độ từ 1.200 đến 1.500 độ C. Nhưng nếu pha thêm chì chỉ cần nung ở 800-1.100 độ C đã được một lô thành phẩm.

Cách thứ ba: Thử tiếng vang để phát hiện Bát đĩa nhiễm chì

Cách này Bạn có thể dùng để kiểm tra các loại Bát đĩa, các vật dụng bằng thủy tinh. Các sản phẩm bằng thủy tinh có chứa chì thì khi gõ vào sẽ có âm thanh coong coong rất vang,  như đồ kim khí, ngược lại nếu không chứa chì thì các sản phẩm bằng thủy tinh sẽ có âm thanh hơi đục và nhỏ hơn.

Nên làm gì hạn chế mua phải Bát đĩa, các vật dụng nhiễm độc chì

Khi đi mua sắm Bát đĩa hay các vật dụng dùng trong gia đình bạn nên sử dụng 1 trong 3 cách nhận biết trên đẻ kiểm tra xem sản phẩm bạn định mua có nhiễm độc chì không. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn nhất Bạn nên chọn mua các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, của các thương hiệu có tiếng. Vì hàng hóa của các thương hiệu lớn luôn có quy trình kiểm định chất lượng chặt chẽ, được các cơ quan kiểm định kiếm soát chất lượng, nên sẽ an toàn hơn cho sức khỏe của Bạn và gia đình thân yêu.

Địa Chỉ Cung cấp Bát đĩa uy tín, đảm bảo chất lượng và giá tốt

Nếu Bạn đang muốn tìm địa chỉ uy tín chuyên cung cấp Bát đĩa có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt. Hãy liên hệ với Chúng tôi – Công ty TNHH Hạnh Tú chuyên cung cấp các loại Bát đĩa đẹp, Bát đĩa nhà hàng, Bát đĩa nhựa Melamine Thái Lan với đầy đủ mẫu mã, kiểu dáng phù hợp từng món ăn. Chúng tôi luôn cam kết cung cấp Bát đĩa chính hãng, hoàn tiền 100% nếu phát hiện hàng giả, hàng nhái. Hạnh Tú, 44 Hàng Khoai -  Hà Nội, Hân hạnh được phục vụ Quý Khách!

 


Cũ hơn Bài viết mới


0 bình luận


Để lại phản hồi

082 912 6789
0939046888